Thân sinh Gia_đình_Hồ_Chí_Minh

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh SắcXem thêm: Khu di tích lịch sử Kim Liên

Nguyễn Sinh Sắc

Bài chi tiết: Nguyễn Sinh Sắc

Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi là Cụ Phó bảng; 18621929) là cha của Hồ Chí Minh. Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm 1894 và Phó bảng năm 1901. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ;[1] năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định[2]. Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi vì một "tên cường hào" bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng.[3] Sau đó ông đi vào miền Nam và sinh sống tại Làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp (nay là xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh) cho đến cuối đời.

Hoàng Thị Loan

Chân dung bà Hoàng Thị Loan

Hoàng Thị Loan (1868-1901) là thân mẫu của Hồ Chí Minh. Bà là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, được ông gả vào năm 15 tuổi. Sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gửi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An, rồi đưa hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm (7 tuổi) và Nguyễn Sinh Cung (5 tuổi) cùng chồng vào Huế. Ở đây bà làm nghề dệt vải để trang trải cuộc sống vật chất cho gia đình.

Năm 1900 sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1901, là ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý. Lúc ấy chồng và con cả của bà đang ở Thanh Hóa, chỉ có cậu Nguyễn Tất Thành 11 tuổi (là Hồ Chí Minh sau này) đứng ra làm chủ tang cùng bà con chôn cất mẹ khi ngày Tết đang đến gần. Năm 1922, hài cốt của bà được trưởng nữ Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà mình ở Làng Sen, Kim Liên. Năm 1942, cải táng tại núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi Đại Huệ. Năm 1985, nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng tại đây một khu lăng mộ dành cho bà[4].

Trước phần mộ xuống sân bia có 33 bậc, ứng với con số 33 là tuổi đời của bà. Hai cụm cây hoa giấy che mát phần mộ được lấy giống từ Huế - nơi bà mất và khu lăng mộ của ông Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp. Phần trên mộ được xây dựng theo hình khung cửi cách điệu để mô tả công lao dệt vải nuôi chồng con của bà.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gia_đình_Hồ_Chí_Minh http://www.sdfao.gov.cn/art/2009/12/4/art_54_3563.... http://books.google.com/books?id=XPMt03ckruUC&pg=P... http://books.google.com/books?id=fJtqjYiVbUAC&pg=R... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/entertainment/stor... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story... http://www.cinet.vn/?ctl=usc_NewsViewsdetail&zonei... http://www.baobinhdinh.com.vn/ThiHoChiMinh/2005/3/... http://books.google.com.vn/books?id=1wjfay1cF8YC&p... http://www1.laodong.com.vn/sodara/xuan2004/vanhoa/... http://www.tapchihuongnghiep.com.vn/PrintPreview.a...